QUẢN LÝ CỎ DẠI TRÊN CÂY CÀ PHÊ

I. KHÁI NIỆN CỎ DẠI 

Cỏ dại là thực vật mọc không đúng chỗ, thời điểm và ngoài ý muốn co người. Chúng cạnh tranh ánh sáng, nước và chất dinh dưỡng với các cây trồng ở trong vườn. Tuy vậy mỗi loại cỏ cũng có những lợi ích nhất định. 

II. LỢI ÍCH CỦA CỎ 

  • Cung cấp mùn, dinh dưỡng cho đất; 
  • Giữ ẩm, giảm bốc thoát hơi nước và ổn định nhiệt độ đất; 
  • Chống xói mòn, rửa trôi; 
  • Cung cấp thức ăn cho gia súc, con người; 
  • Làm thuốc chữa bệnh; 
  • Cải tạo đất ô nhiễm, ngăn cản hoá chất; 
  • Nơi trú ngụ, phát triển của các loài của các loài thiên địch và vi sinh vật có ích; 
  • Sử dụng để che tủ gốc, bề mặt đất, vườn ươm, chuồng trại,…; 
  • Có loại tiết ra các chất xua đuổi tuyến trùng; 
  • Một số loài là cây chỉ trị về môi trường đất. II. TÁC HẠI CỦA CỎ DẠI 
  • Cản trở hoạt động canh tác và thu hoạch;
  • Cản trở sự phát triển của cây cà phê do cạnh tranh về nước, dinh dưỡng và ánh sáng; 
  • Tăng chi phí sản xuất do cỏ dại phát triển nhanh và có nhiều hình thức sinh sản như: Hạt, thân rễ, củ, ngọn,…
  • Ký chủ của một số loài sâu bệnh hại và là nơi trú ẩn của chuột, côn trùng có hại như muỗi,…;
  • Có thể gây cháy vào mùa khô.

IV. QUẢN LÝ CỎ DẠI 

  1. Khái niệm: 

Quản lý cỏ dại là: 

  • Giảm mật độ cỏ dại để tránh hụt giảm năng suất cây trồng. 
  • Chuyển đổi thành phần của quần xã cỏ dại từ loài không mong muốn sang loài mong muốn. 

2. Mục đích: 

  • Kiểm soát sự xâm nhập và phát triển của cỏ dại, quản lý có khoa học và hiệu quả để tận dụng các lợi ích của cỏ dại. 
  • Bảo vệ tài nguyên đất, phát triển nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững. 
  • Giúp câu cà phê sinh trưởng và phát triển tốt, tăng năng suất, giảm giá thành. 
  • Thuận lợi trong quá trình chăm sóc và thu hoạch cà phê. 
  • Tăng suất lao động.

3. Nguyên tắc quản lý cỏ. 

  • Ngăn ngừa. loại bỏ sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ với cây trồng. 
  • Làm cỏ đúng thời điểm ( tốt nhất trước khi cỏ ra hoa). 
  • Áp dụng biện pháp quản lý tổng hợp cỏ để hạn chế sự gây hại. 

4. Các biện pháp quản lý tổng hợp cỏ dại trong vườn cà phê. 

a. Canh tác

b. Biện pháp thủ công và cơ giới 

  • Chỉ làm sạch cỏ trong vùng tán cây cà phê. 
  • Ngoài tán chúng chỉ phạt cỏ khi cỏ cao (40-70cm tuỳ loại) hoặc cỏ chuẩn bị ra hoa và chừa lại gốc 5-10 cm. 

c. Biện pháp sinh học

Giữ các loài gia súc, gia cầm nhỏ như trong vườn như: Gà, vịt, dê, cừu,… để kiểm soát cỏ dại.

d. Biện pháp hoá học: Phun thuốc trừ cỏ. 

Áp dụng nguyên tắc 4 đúng: “ĐÚNG THUỐC – ĐÚNG LÚC – ĐÚNG LIỀU LƯỢNG VÀ NỒNG ĐỘ – ĐÚNG CÁCH”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *