Phân bón hữu cơ sinh học là gì? Top các loại phân bón được ưa chuộng nhất

  • Phân bón hữu cơ sinh học là gì?

Phân bón sinh học hay còn gọi phân bón hữu cơ sinh học là sản phẩm phân hữu cơ có chứa từ một hoặc nhiều các loại vi sinh vật có ích. Từ các nguyên liệu hữu cơ được pha trộn và xử lý bằng cách lên men với sự góp mặt từ một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để tăng và cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

  • Các loại phân hữu cơ sinh học phổ biến

Phân bón hữu cơ được phân loại thành hai nhóm chính:

– Phân bón hữu cơ truyền thống: Phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân trùn quế và những nguồn phân từ nguyên liệu tự nhiên khác.

– Phân bón hữu cơ công nghiệp: Phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân hữu cơ khoáng.

  • Các loại phân hữu cơ sinh học phổ biến trên thị trường?

Hiện nay, có rất nhiều loại phân bón khác nhau. Trong đó phổ biến là phân bón hữu cơ sinh học có thành phần chính là hỗn hợp humic như: axit humic, axit fulvic,…v.v.

Các tác dụng quan trọng khác được ghi nhận của Axit humic đối với cây trồng và đất:

                   + Cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh

                   + Làm thức ăn vi khuẩn có ích trong đất

                   + Giảm độ mặn vượt quá trong đất

                   + Nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng của đất

                   + Giúp ổn định độ PH trong đất

                  + Tăng sức đề kháng của cây với sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như nóng, rét, hạn, úng, chua phèn…

Trên thị trường hiện nay, sản phẩm Phân bón hữu cơ sinh học ORGAN MAX có thành phần dinh dưỡng cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. 

Hiện đang được nhiều bà con trên cả nước tin dùng với hiệu quả rất tốt ở các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp và hoa màu.

Thành phần Organ Max: Có chứa thành phần chính là hỗn hợp humic như: axit humic, axit fulvic và kèm theo một số nguyên tố khác như N, Ca, Mg, Cu,…
Ưu điểm Organ Max:

 Tăng cường độ phì của đất: Phân bón hữu cơ cung cấp các chất hữu cơ và khoáng chất giúp cải tạo độ phì của đất, tạo môi trường tốt cho cây trồng phát triển.

 Giải độc phèn, mặn: Phân hữu cơ giúp hấp thụ và loại bỏ các chất độc hại như phèn và mặn trong đất, từ đó cải thiện cấu trúc đất và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đối với cây trồng.

 Tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng: Phân bón hữu cơ chứa nhiều dạng dinh dưỡng có hòa tan dễ dàng, giúp cây trồng hấp thu và sử dụng hiệu quả các dinh dưỡng cần thiết để phát triển mạnh mẽ.

 Tăng tính chống chịu cho cây trồng: Nhờ cung cấp đủ dinh dưỡng và cải thiện môi trường sống, cây trồng có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều kiện bất lợi như khí hậu biến đổi, cơn bão, hay sâu bệnh.

 Thúc đẩy hệ vi sinh vật trong đất: Phân hữu cơ giúp tăng cường số lượng và hoạt động của vi sinh vật có lợi trong đất, giúp duy trì cân bằng hệ sinh thái đất, và kiểm soát các loại nấm khuẩn gây hại cho cây.

 Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản: Nhờ cung cấp dinh dưỡng đa dạng và tự nhiên, phân bón hữu cơ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, từ đó cải thiện năng suất và chất lượng của nông sản.

 Cung cấp các thành phần trung vi lượng dễ tiêu thụ: Phân hữu cơ thường chứa nhiều loại vi lượng có lợi cho cây trồng, giúp cây phát triển mạnh và tránh tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.

 Phù hợp với sản xuất hữu cơ: Phân bón hữu cơ làm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, không sử dụng hóa chất độc hại, phù hợp với quy trình sản xuất hữu cơ và góp phần bảo vệ môi trường.

  • Cách sử dụng phân hữu cơ sinh học sao cho đúng cách?

Mỗi loại cây trồng có mỗi đặc tính khác nhau và sẽ cần tỉ lệ pha trộn khác nhau, nhưng thông thường thì ta sẽ pha Organ Max tỉ lệ:

* Cây ăn trái, cây công nghiệp:
– Tưới gốc: Pha 80 – 100 g cho 1 phi 200 lít nước tưới đều quanh gốc. Sử dụng 7 – 10 ngày/lần. Đối với cây mới trồng, cây sau thu hoạch hoặc bị suy yếu thì có thể tăng nồng độ pha và tăng mật độ tưới, tưới 2 – 3 lần cách nhau 5 – 7 ngày/lần.
– Trộn với phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, phân bón NPK theo tỉ lệ 5 kg trộn đều với 1 tấn phân để bón gốc, rải gốc. Bón gốc thì cần lấp đất lại sau khi bón, rải gốc thì cần tưới đẫm ngay sau khi rải.
– Phun lá: Pha 25 – 30 g/100 lít nước, phun vào giai đoạn phục hồi cây, giai đoạn cây phát triển mạnh hoặc giai đoạn nuôi quả.
* Cây lúa: Có thể pha trộn với các loại phân: UREA, DAP, KALI, NPK hoặc các phân hữu cơ khác để bón cho lúa, sử dụng 1 – 2 kg bón cho diện tích 1 ha. Thời gian như sau:
– Bón lót trước khi gieo sạ.
– Thúc lần 1 : 7 – 12 ngày sau sạ.
– Thúc lần 2 (đẻ nhánh): 18 – 22 ngày sau sạ.
– Thúc lần 3 (làm đòng): 40 – 45 ngày sau sạ.
* Rau màu:.
Trộn với phân bón lót và bón thúc: 1 kg/2000 m2/mỗi lần bón và dùng để tưới nhỏ giọt hoặc tưới định kỳ trong suốt quá trình của cây. Organmax là sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học dùng cho nông sản xuất khẩu đạt dùng cho nông sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP…
* Cây cảnh:
– Pha 0,25 g/lít, mỗi tháng phun 1 lần.
* Ngoài ra có thể dùng để ủ dịch chuối, trứng, đậu tương, đạm cá,… hoặc dùng bón cùng phân lót, phân chuồng.
LƯU Ý:
– Ưu tiên tưới gốc đối với cây công nghiệp và cây ăn quả.
– Không phun lên hoa và quả. Hạn chế phun đậm lên lá.
  •  Mua phân bón hữu cơ sinh học ở đâu chất lượng, giá cả phải chăng?

Hiện nay, nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ sinh học trong quá trình làm nông nghiệp ngày càng tăng cao. Thế nhưng không phải người làm nông nào cũng thực sự hiểu rõ những lợi ích mà phân bón hữu cơ mang lại. Điều đặc biệt, rất nhiều sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học giả, kém chất lượng được bán trôi nổi, khó kiểm soát. 

Chính vì thế, việc tìm cho mình một doanh nghiệp để mua phân bón hữu cơ sinh học uy tín, chất lượng là một việc rất quan trọng.

Quý khách hàng nếu đang có nhu cầu mua phân bón hữu cơ sinh học hãy liên hệ trực tiếp tới:

Công ty cổ phần công nghệ quốc tế Kinh Bắc.

Hotline: 1900.8626

Địa chỉ: Khu 31 ha, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *